Bỏ qua sơn lót khi sơn tường nhà – Nên hay không?
Trong quá trình thi công sơn, rất nhiều người thường bỏ qua khâu sơn lót để tiết kiệm chi phí vì nghĩ rằng dùng sơn lót là không cần thiết. Vậy phải chăng các nhà sản xuất sơn đã tính toán thừa về loại sơn lót trong nhà này khi tạo ra một sản phẩm mà không cần đến nó thì quy trình sơn tường vấn diễn ra bình thường? Trên thực tế, việc bỏ qua sơn lót khi sơn tường nhà không dẫn đến hậu quả ngay lập tức mà sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình của bạn sau này. Ở bài viết dưới đây, Amoza Paint sẽ giúp bạn có những kiến thức nhất định về các loại sơn lót và lý do tại sao bạn không nên bỏ qua khâu sơn lót khi sơn tường nhà.
Sơn lót là gì, Sơn tường nhà tại sao cần đến sơn lót
Định nghĩa về sơn lót
Theo các chuyên gia xây dựng, sơn lót là lớp sơn được tạo lên bởi công thức riêng biệt, chuyên dùng để hỗ trợ bề mặt khi sơn tường nhà. Trên thực tế, sơn lót là vô cũng cần thiết và tất nhiên không phải là khâu “thừa thãi”, làm lãng phí chi phí của bạn. Bất kể tường mới hay tường cũ, Tường bạn mới sơn lần đầu hay đã sơn lại nhiều lần, thì sự góp mặt của sơn lót sẽ giúp bạn tạo lên một công trình chất lượng.
Mọi loại sơn đều cần sử dụng sơn lót vì lớp sơn lót sẽ tăng khả năng chống kiềm (có trong vôi, xi măng…) và tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường. Mặc dù việc không sử dụng lớp sơn lót thường ít gây tác tại ngay trong quá trình thi công nhưng về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của lớp sơn phủ: Lớp phủ màu không đều, tốn nhiều sơn phủ hơn, dễ bị sự cố kiềm hoá loang lổ… Nếu bạn không sử dụng sơn lót, bạn sẽ phải dùng nhiều sơn phủ hơn vì sơn phủ sẽ bị hút vào lớp bột trét nhiều hơn, bằng chứng là màu sơn sau khi hoàn thiện có thể đậm màu hơn so với bức tường có dùng sơn lót. Trong khi đó giá thành sản phẩm sơn lót lại rẻ hơn sơn phủ nên hệ thống có sử dụng sơn lót bao giờ cũng kinh tế hơn. Không nên dùng sơn phủ trắng bình thường để thay cho sơn lót vì lớp sơn này không có các tính năng của sơn lót như khả năng chống thấm, chống kiềm, tạo độ bám dính cao và tạo sự nhẵn mịn cho bề mặt; nên có thể sẽ dẫn tới tình huống màu sơn bị loang lỗ, bị bong tróc hay bề mặt sơn không phẳng đẹp.
Tác dụng của sơn lót
So với sơn phủ và bột bả, sơn lót có những tính năng hoàn toàn khác biệt có thể kể đến sau đây:
- Sơn lót tạo độ dính chặt, tăng cường độ kết dính cho lớp sơn phủ;
- Sơn lót có khả năng chống kiềm tốt (tính năng này cũng có trong vôi và xi măng);
- Sơn lót tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường;
- Sơn lót giúp cho việc sơn tường nhà được hoàn chỉnh hơn, có lớp áo ngoài đều hơn và có chất lượng tốt hơn, tạo độ sáng bóng vì thế làm cho màng sơn đẹp hơn;
- Một số loại sơn lót còn giúp ngăn chặn những vết bẩn và rêu mốc trong quá trình sử dụng.
Nhìn chung, tác dụng và ý nghĩa của việc sự dụng sơn lót không thể nhìn thấy tận mắt và ngay lập tức khi sơn mà sơn lót sẽ tự chứng minh ý nghĩa của mình sau quá trình thi công bằng chất lượng mà nó mang đến cho chủ nhà trong quá trình sử dụng.
Dùng sơn lót để sơn tường nhà nội thất hay ngoại thất?
Hầu hết các loại sơn lót được thiết kế cho những ứng dụng cụ thể trong và ngoài nhà. Nó cũng giúp nâng cao bề mặt sơn bằng việc che giấu những vết bẩn không đồng màu. Sơn lót nội thất này bảo vệ lớp sơn mới, tăng độ bám dính chắc và chống lại việc chảy xệ. ngăn ngừa tác nhân nấm và mốc. Chúng rất hữu dụng cho phòng tắm, nhà bếp và những phòng ẩm ướt khác ở đó hạn chế độ ẩm mốc trên tường, bằng cách đó giảm được khả năng xảy ra tình trạng sơn không phù hợp. Làm mịn màng hơn cho lớp sơn phủ và đảm bảo cho lớp sơn trên cùng là sơn bóng sẽ phát triển tối đa độ nhẵn bóng.
Nói chung sơn lót rất cần thiết và không hề lãng phí, bất kể tường mới hay tường cũ, chúng không chỉ góp phần bảo vệ bề mặt tường mà còn tăng thêm tính thẩm mỹ của công trình.Tính chất nổi bật của sơn lót cao cấp là trong khi sơn lót thường màu có thể bị thay đổi, còn sơn lót cao cấp thì không. Sơn lót cao cấp cũng giúp bảo vệ lớp sơn trên nền vôi vữa có độ kiềm cao, tính ăn mòn mạnh và khả năng chống ẩm phía bên ngoài.
Với những chức năng quan trọng của mình, có thể khẳng định: Trong dòng sản phẩm sơn truyền thống, việc sử dụng sơn lót gần như là tiêu chuẩn bắt buộc. Để đảm bảo chất lượng bề mặt, các nhà thầu thường phải bỏ ra nhiều công đoạn: sơn lót 2-3 lớp sau đó mới tiếp tục sơn phủ 2-3 lớp bề mặt. Điều này khiến cho giá thành hoàn thiện hạng mục sơn đội lên khá cao. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của sơn lót nói riêng & những dòng sơn cũ nói chung.
Để khắc phục nhược điểm đó, hiện nay ở một số thị trường phát triển – tiêu biểu là Hoa Kỳ, với sự ưu việt của công nghệ, một thế hệ sơn mới đã ra đời và tìm được chỗ đứng vững chắc. Đó là dòng sơn sạch, tiện dụng – có thể sơn trực tiếp, bỏ qua công đoạn sơn lót mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình.
Bằng công thức tiên tiến, một lớp sơn hoàn thiện của dòng sơn tiện dụng này đã cho ra được bề mặt đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe nhất: chống thấm, chống rêu mốc, chống kiềm hiệu quả; bề mặt đẹp với độ bền màu cao. Bên cạnh sự tiện dụng, dòng sơn thế hệ mới này còn đặt yếu tố sinh thái, an toàn lên hàng đầu. Toàn bộ nguyên liệu sản xuất đều là nguyên liệu sạch ở dạng nguyên sinh, nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Hiện tại ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện dòng sơn này và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía thị trường cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng.
Những lưu ý khi sơn tường nhà bằng sơn lót
Mặc dù việc không sử dụng lớp sơn lót thường ít gây tác tại ngay trong quá trình thi công nhưng về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của lớp sơn phủ : Lớp phủ màu sẽ không đều, tốn nhiều sơn phủ hơn, dễ bị sự cố kiềm hoá loang lổ…
Nếu bạn không sử dụng sơn lót, bạn sẽ phải dùng nhiều sơn phủ hơn vì sơn phủ sẽ bị hút vào lớp bột trét nhiều hơn, bằng chứng là màu sơn sau khi hoàn thiện có thể đậm màu hơn so với bức tường có dùng sơn lót. Trong khi đó giá thành sản phẩm sơn lót kiềm tuy cao nhưng do độ phủ lớn thành ra lại rẻ hơn sơn phủ nên hệ thống có sử dụng sơn lót bao giờ cũng kinh tế hơn.
Không nên dùng sơn phủ trắng bình thường để thay cho sơn lót vì lớp sơn này không có các tính năng của sơn lót như khả năng chống thấm, chống kiềm, tạo độ bám dính cao và tạo sự nhẵn mịn cho bề mặt; nên có thể sẽ dẫn tới tình huống màu sơn bị loang lỗ, bị bong tróc hay bề mặt sơn không phẳng đẹp..
Để cho công trình được hoàn hảo hơn, bên cạnh việc sử dụng sơn phủ cao cấp, lớp sơn lót thật cần thiết trong những trường hợp sau:
- Khi sơn lên bề mặt tường mới;
- Khi sơn lại bề mặt đã bị tróc hay bị xuống cấp để lộ ra nguyên liệu bề mặt như lúc chưa sơn.
Giống như những loại sơn phủ bên ngoài khác, sơn lót thể hiện tốt nhất khi bề mặt được chuẩn bị kỹ lưỡng. Cho dù đó là vật thể nào bề mặt cần sơn lót nên được chùi rửa sạch sẽ, không có bụi bẩn hay những lớp sơn bị rộp tách ra và không còn những chất làm gây ô nhiễm.
Nếu lớp sơn cũ vẫn còn tốt, chỉ cần thay đổi màu sơn mới thì không cần phải sơn lót, khi đó nên dùng sơn phủ trắng bình thường thay cho sơn lót để tiết kiệm hơn.
Một số sản phẩm sơn lót để sơn tường nhà bạn nên sử dụng
Trên thị trường sơn hiện này, có rất nhiều loại sơn lót khác nhau khiến bạn rất khó để tìm ra được loại sơn lót nào mới thật sự tốt vì đôi khi quảng cáo từ các hãng sơn không thật sự đúng. Với kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành thi công sơn, Tota Paint sẽ bật mí cho bạn những loại sơn lót tốt nhất để bạn sơn tường nhà với chất lượng cao.
1.SƠN LÓT CAO CẤP NGOÀI TRỜI AMOZA UTRA PRIMER CHỐNG KIỀM A85
Đến từ hãng sơn AMOZA, sơn lót cao cấp ngoài trời Weathershied mang đến chất lượng đỉnh cao, vừa dễ thi công mà lại có hiệu quả lâu dài. loại sơn lót này giúp tăng cường khả năng chống thấm, đồng thời giữ cho màu sắc của lớp sơn hoàn thiện.
- Độ bền nước: Chịu được không khí ẩm thông thường trong môi trường ngoài trời;
- Độ bám dính: Bám dính tốt trên bề mặt sạch bụi (bề mặt bột trét không có hiện tượng bụi bay khi xoa tay) và phụ thuộc vào chất lượng bột trét.
2.SƠN LÓT CAO CẤP TRONG NHÀ AMOZA SELER PRO CHỐNG KIỀM A65
Amoza seler pro là loại sơn acrylic gốc nước chất lượng cao được dùng cho bề mặt tường gạch xây, vữa, xi măng… dùng trong nhà. Amoza seler pro giúp lớp sơn hoàn thiện có độ láng mịn tuyệt hảo, tạo độ bám dính cực tốt giúp giữ độ bền màu của lớp sơn hoàn thiện.
Thành phần cấu tạo
Chỉ tiêu chất lượng
Hướng dẫn sử dụng
Bề mặt cần sơn phải cứng nhắc, sạch, không có các chất làm giảm độ bám dính như bụi bẩn, dầu mỡ, sáp… Yêu cầu bề mặt tường phải khô, độ ẩm dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter (hay để bề mặt tường xi măng khô từ 21 đến 28 ngày ở điều kiện thông thường – nhiệt độ trung bình 30oC, độ ẩm môi trường 80%). Sau đó, trét bột trét và để khô trong vòng 7 ngày rồi mới thi công sơn lót;
Hướng dẫn thi công sơn:
- Khô bề mặt: 30 phút (hoặc lâu hơn nếu môi trường có độ ẩm cao);
- Số lớp sơn: 1 lớp;
- Pha sơn: Pha thêm 10% theo thể tích cho sử dụng thông thường hoặc khi sử dụng súng phun;
- Làm sạch: rửa sạch dụng cụ với nước sạch ngay sau khi sử dụng;
- Bảo quản: Tồn trữ sơn nơi khô mát. Đặt thùng sơn ở vị trí thẳng đứng an toàn và đậy chặt nắp. Dùng ngay sau khi mở nắp.