Sơn chống thấm mái nhà, nguyên nhân và giải pháp

  25-02-2020

Sơn chống thấm mái nhà, nguyên nhân và giải pháp

Mái nhà là bộ phận chịu tác động trực tiếp và nhiều nhất của thời tiết nên cần đặc biệt chú trọng trong thi công, cần xử lý chống thấm kỹ càng để tránh thấm dột, ẩm mốc, nứt nẻ… Giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề này chính là sử dụng sơn chống thấm mái nhà. Cùng tìm hiểu về phương pháp chống thấm hiệu quả này trong bài viết sau.
1. Nguyên nhân gây thấm mái nhà
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện được mái nhà bị thấm dột, ẩm mốc hay thậm chí nứt nẻ, ứ đọng nước. Nắm rõ được nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm kiếm các giải pháp để phòng chống hoặc khắc phục hiệu quả hơn.
Mái nhà là nơi chịu tác động trực tiếp và nhiều nhất của thời tiết, hứng chịu đủ các tác động mưa nắng, nhiệt độ thay đổi, độ ẩm… vì thế mái là nơi dễ dàng xảy ra hiện tượng thấm dột, ẩm mốc nhất.
Việc không được chống thấm hoặc làm sơ sài, sử dụng các vật liệu hoặc phương pháp thi công kém chất lượng, khả năng đàn hồi kém… cũng dẫn đến tình trạng thấm dột mái nhà.
Những chỗ bắt vít mái tôn không được bịt kín bằng keo hoặc các chất liệu chuyên dụng thì tác động nhiệt sẽ dẫn đến hở, làm nước lọt qua, lâu dần gây thấm mái.
Lúc thi công sử dụng chống thấm phương pháp màng khò nếu dán màng khò không khít mép hoặc do màng khò kém chất lượng bị co giãn, nước sẽ dễ thấm vào bên trong lớp sàn mái, gây thấm mái.
Lúc thi công mái nếu không kiểm tra kỹ độ ẩm của sàn mái trước khi lợp mái sẽ làm nước bị ứ đọng bên trong ngay từ khi xây dựng cũng làm hiện tượng thấm mái xuất hiện nhanh chóng.
Do bảo dưỡng kém, hoặc không sử dụng phụ gia có độ co giãn cho bê tông, hồ vữa. Vì thế theo tác động của môi trường, khả năng co giãn kém dẫn đến các vết nứt lớn trên bề mặt, tạo điều kiện khiến nước dễ dàng thấm vào.
Bên cạnh đó, những nguyên nhân khác có thể gây ra hiện tượng thấm mái là do hệ thống thoát nước ở mái kém, không vệ sinh mái và đường ống nước khiến nước bị ứ đọng lâu ngày.
Có thể thấy, hầu hết các nguyên nhân gây thấm mái đều là do quá trình thi công đã không chú trọng đến chống thấm, cũng như việc chọn lựa chất liệu xây dựng không đủ chất lượng. Lúc này giải pháp tốt nhất là bạn nên sử dụng các loại sơn chống thấm mái chất lượng để có thể nâng cao tuổi thọ, hạn chế tối đa tình trạng thấm mái xuất hiện.
 
2. Sơn chống thấm theo từng loại mái
Sơn chống thấm mái nhà rất hiệu quả, tuy nhiên với mỗi loại mái nhà khác nhau mà sẽ có loại sơn phù hợp, cụ thể:
 
2.1 Sơn chống thấm mái bê tông
Với loại mái bê tông, khả năng thấm dột thường ít hơn so với loại mái khác. Tuy nhiên mái bê tông cũng có thể bị thấm mái do vật liệu sử dụng làm mái tồn tại các lỗ nhỏ li ti mà chúng ta không nhìn thấy bằng mắt thường, cùng với sàn bê tông không sử dụng phụ gia co giãn, dưới tác động thời tiết môi trường sẽ dễ bị to ra, rạn nứt, dẫn đến nước thấm vào mái nhà.
Để sơn chống thấm cho mái bê tông, bạn làm sạch bề mặt rồi sử dụng các loại sơn chống thấm như Chất chống thấm WP 100 của Sơn Nippon, pha trộn với xi măng và nước theo tỉ lệ nhất định rồi thi công sơn lên bề mặt sàn mái để mang đến hiệu quả tốt nhất.
 
2.2 Sơn chống thấm mái tôn
Với mái tôn, nếu xảy ra sự cố thấm dột khả năng cao là do đinh vít và các mối nối chưa được xử lý triệt để. Lúc này để bảo vệ chống thấm hiệu quả hơn, bạn có thể sử dụng sơn chống thấm quét một lớp lên vị trí đóng vít. Với các mối nối, khi thi công cần cẩn thận để không tạo ra các khe hở, sử dụng các vật liệu che chắn kỹ.
 
2.3 Sơn chống thấm máng xối
Với mái lợp ngói sử dụng mái xối, thường mái ngói bị thấm dột thì là do ngói vỡ khiến có khoảng hở cho nước thấm vào, bạn có thể điều chỉnh lại mái ngói hoặc sử dụng hỗn hợp cát, xi măng cùng phụ gia chống thấm trét một lớp thật dày lên vị trí thấm dột.
 
 

Bài viết liên quan

02463 281 299

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn